Thông Tin
Những Loại Chao Ngon Ai Cũng Tắm Tắc Khen
Món chao quen thuộc của người Việt
Món ăn từ chao có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng đến nay món chao đã trở thành món ăn phổ biến trong thực đơn của người Việt. Trước đây món chao được dùng trong ăn chay là nhiều nhưng qua sự sáng tạo, người Việt đã tạo ra nhiều món ăn ngon từ chao.
Chao cũng là một món chấm vô cùng hấp dẫn cho các món luộc, món lẩu, món nướng khi được pha chế theo những công thức khác nhau. Để biết thêm những cách chế biến món chao ngon hãy cùng tìm hiểu một vài thông tin nhé!
Chao đậu hũ truyền thống
Chao là một món ăn lên men từ đậu nành bằng cách cấy các bào tử của các loại nấm lên men được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Theo phương pháp sản xuất truyền thống, đậu hũ sẽ được cắt thành từng miếng nhỏ với kích thước trung bình khoảng 20 x 20 x 20 mm, sau đó dùng khăn thấm khô đậu hũ, lưu ý thấm khô nhất có thể mới tạo ra món chao ngon.
Chao được làm từ đậu hũ trắng
Để phần chao sau khi làm xong thêm vị, trộn đậu hũ với muối rang và ớt bột, cẩn thận tránh làm bể miếng đậu hũ rồi bỏ vào keo đem ủ cho lên men tự nhiên. Nếu có nắng thì đem ra phơi, tầm 2 – 3 ngày đậu hũ sẽ lên men. Để phần chao ngon hơn sau 2 – 3 ngày khi đậu hũ lên men, chiết bỏ phần nước thêm vào đó phần nước giống vậy đậy kín ủ tiếp tầm 10 – 15 ngày khi thấy phần chao nổi lên trên là có thể dùng được. Chao để càng lâu thì càng ngon, độ béo, ngậy càng tăng lên. Vị của chao từ đậu hũ beo béo, có vị thơm bùi của đậu nành, vị mặn và cay của muối và ớt. Khi ăn cần phải qua sơ chế nếu không sẽ rất mặn.
Ướp đậu hũ với ớt và muối trước khi lên men
Có hai loại chao làm từ đậu hũ: chao nước và chao khô. Chao nước là loại chao sau khi ủ cho lên men, người ta sẽ cho nước muối và rượu vào ngâm cùng. Loại chao ủ lên men mà không qua quá trình tiếp xúc với nước gọi là chao khô. Chao khô khi ăn miếng chao cứng, chắc, béo và nặng mùi hơn chao nước. Người mới ăn chao khô lần đầu sẽ rất khó chịu bởi mùi của chao khô. Nhiều người vẫn cho rằng chao có nhiều chất dinh dưỡng hơn so với đậu hũ vì trong quá trình ủ và lên men, các protit có trong đậu nành được chuyển hóa thành các axit amin, rất có lợi cho sức khỏe.
Hủ chao sau khi hoàn thành trong rất ngon
Chao môn - Đặc sản Sóc Trăng
Món chao truyền thống làm từ đậu hũ, nhưng với óc sáng tạo và tay nghề của mình người dân Sóc Trăng đã làm ra món chao khá đặc biệt là chao môn. Cách làm chao môn cũng khá đơn giản tương tự như chao làm từ đậu hũ. Khoai môn hay còn gọi khoai cao đem gọt vỏ, ngâm với nước muối loãng từ 1-2 phút để môn không bị đen bởi mũ rồi rửa sạch, để ráo. Tiếp theo cắt khúc khoai môn thành từng miếng như miếng chao bình thường rồi đem hấp cho khoai đến khi vừa chín tới, sau đó vớt ra, để nguội.
Môn cũng là một nguyên liệu làm chao ngon
Điều đặc biệt của món chao này là dùng cái chao ướp đều vào các miếng khoai cho thấm đều. Sau đó, đem những miếng khoai phơi nắng khoảng nữa ngày nắng gắt, rồi lại đem vào nơi thoáng mát. Sau khi thấy khoai xuất hiện sự lên men thì xếp từng miếng khoai vào keo, chế nước muối có pha rượu gốc vào keo cho đủ ngập nước và ủ như vậy trong khoảng thời gian từ 10 -15 ngày là dùng được. Cũng như loại chao đậu hũ truyền thống để càng lâu, chao càng ngon, vị chao sẽ bớt hăng và được ngấm đều gia vị hơn.
Giả nhuyễn môn để làm chao
Chao môn có 2 loại: loại chao tiêu hay được gọi là chao trắng, còn loại có ớt dân gian gọi là chao đỏ. Chao môn có vị béo, ngọt, bùi thơm vị môn và đặc biệt rất tốt cho sức khỏe, vì khoai môn không chứa cholesterol, lại có nhiều chất béo tự nhiên phù hợp với những người đang kiêng chất béo. Ngoài ra, khoai môn còn chứa hàm lượng sodium thấp và giàu vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Hủ chao môn hấp dẫn
Lưu ý để có món chao ngon nhất
Đối với nguyên liệu chính làm chao là đậu hũ và môn. Đối với đậu hũ phải là loại trắng, chắc, dày và phải hút hết nước trong đậu hũ ra, dùng vải màng mỏng hoặc phủ lên đậu hũ một lớp khăn đến khi nào dùng tay chạm vào không có nước chảy ra nữa. Môn luộc vừa chín tới giả nhuyễn, dùng vải màng mỏng vắt hết nước ra rồi ép lại thành viên vừa ăn như chao thường.
Đậu hũ làm chao phải chất lượng
Khi ủ chao nên dùng hũ, keo bằng sành hoăc thủy tinh không nên cho vào loại bằng nhựa hay inox,… những loại bị axit vì quá trình lên men của chao sẽ xuất hiện axit gây ăn mòn và tạo ra các chất không tốt. Chao khi ăn phải pha thêm gia vị vì vị nguyên thủy của chao rất mặn, có rất nhiều cách pha chao thành nhiều loại nước chấm cho nhiều món ăn khác nhau như: chao để chấm rau củ, chao dùng để ăn thịt nướng, chao để ăn lẩu,…
Chao ăn với rau luộc là hết sảy
Chao một món ăn tuy đơn giản nhưng chất chứa biết bao tình cảm của người làm. Món chao tuy cũng dễ làm nhưng mỗi vùng mỗi người đều có những cách chế biến riêng. Vì thế, nếu có dịp về Sóc Trăng hãy nếm thử món chao môn nơi đây để thấy sự khác biệt nhé!
Kim Phụng Theo báo du lịch