Thông Tin
Những Đặc Sản Miền Tây Không Thể Thiếu Trong Mâm Cỗ Ngày Tết
Hầu như mỗi vùng miền nào của Việt Nam đều có những món ăn đặc trưng riêng cho ngày tết truyền thống. Nhưng có lẽ các món như khô nhái An Giang, Tung lò mò, chả hoa Năm Thụy,... đã khiến cho mâm cỗ ngày tết của người dân vùng sông nước trở nên khác hẳn so với nhiều nơi khác. Teesrt này, nếu có dịp ghé thăm bạn đừng quên nếm thử những đặc sản miền Tây dưới đây nhé.
Mứt chuối phồng
Ngoài những món bắt buộc như bánh tét Trà Cuôn, bánh tét lá cẩm Cần Thơ họ Huỳnh, kẹo mãng cầu me,... thì tết với người miền Tây không thể được mứt sơ ri Gò Công, mứt dừa và mứt chuối phồng. Đặc biệt, một trong những món được ưa chuộng là mứt chuối phòng được bọc trong lớp bánh tráng giòn tan, hòa cùng hương vị chuối ngọt ngào, mùi béo béo của đậu phộng và cả vị cay của gừng.
Loại đặc sản dân giã, quen thuộc
Khô nhái An Giang
Bạn đã từng nghe đến cụm từ ‘vũ nữ chân dài’ lần nào chưa. Cái tên nghe có vẻ mỹ miều này lại không phải là một cô gái nào mà chính là món khô nhái đặc sản của xứ miệt vườn An Giang. Cách chế biến món này cũng khá công phu, những con nhái được bắt ngoài đồng đem vè làm sạch, tẩm ướp mật ong, gia vị, sau đó sẽ đem phơi lên cho khô. Khi ăn sẽ lấy ra chiên giòn, rưới mắm lên là đã có được món mồi nhâm nhi thơm ngon cho ngày tết.
Món mồi nhấm hết chê vào đâu được
Nem chả các loại
Tết, các loại chả lụa, chả bò đã quá quen thuộc với người dân 3 miền. Riêng với người miền Tây, họ còn sáng tạo ra nhiều món chả đẹp mắt, hấp dẫn hơn. Có thể kể đến như chả hoa ngũ sắc với lớp trứng tráng bên ngoài, pate, thịt bầm mộc nĩ, cà rốt và trứng muối nhồi bên trong tạo nên món cả nhiều màu sắc rực rỡ. Ngoài ra còn cómMột món chả độc đáo khác là gà rút xương nhồi pate, đây là đặc sản miền tây hay dùng có bày mâm cỗ cúng ngày Tết, vừa ấn tượng lại vừa hấp dẫn.
Nem chả với đầy đủ màu sắc bắt mắt
Mắm Gò Công
Người miền Tây có một thói quen là khi chế biến các món nấu lẩu, kho hay chấm các loại thịt đều sử dụng mắm vì thế trong mâm cỗ của họ không thể thiếu được các loại mắm. Đặc biệt là mắm tôm chà - đặc sản của xứ Gò Công (Tiền Giang). Mắm tôm chà thường dùng làm nước chấm thịt ba rọi luộc cuốn với rau sống và bún tươi. Mùi vị đậm đà, thơm lừng của nó giúp xóa tan đi những cảm giác ngấy dầu mỡ của các bữa ăn trong ngày Tết. Bên cạnh đó, mắm còng lột, mắm ruốc... cũng được nhiều người ưa thích.
Mắm là đặc sản không thể thiếu của người miền Tây
Đặc sản từ trâu, bò
Thêm một đặc sản nổi tiếng không thể thiếu trong mâm cỗ Tết ở miền Tây đó là lạp xưởng trâu, bò gác bếp. Do nằm giáp ranh với Campuchia nên các tỉnh vùng miền Tây phần nào cũng có chịu ảnh hưởng từ nền ẩm thực nước bạn. Đó chính là lý do mà hầu như trong bàn cỗ nào cũng có lạp xưởng.
Miếng lạp xưởng bò làm thủ công thành từng khoanh nhỏ, chắc, nhiều thịt, có vị chua đặc trưng. Ngoài lạp xưởng, còn có khô bò miếng, khô trâu, khô cá lóc biển hồ, khô cá tra phồng,… có nguồn gốc từ Campuchia được người dân miền Tây đặc biệt ưa chuộng.
Củ kiệu tôm khô
Nói là đặc sản nhưng món này nhìn rất bình dị. Cũng là củ kiệu như người miền Trung vẫn thường sử dung trong ngày tết, vẫn được ngâm trong nước măm pha loãng kèm ớt tươi nhưng miền Tây lại dùng củ kiệu với tôm khô. Sự khác biệt này tạo nên món ăn rất riêng, nó luôn xuất hiện trên mâm cỗ ngày tết ở bà con miền sông nước.
Bạn sẽ thấy món này trên mâm cổ của người miền Tây
Một cái tết nữa lại về, ai cũng tất bật chuẩn bị cho những mâm cơm cúng ông bà tổ tiên với nhiều món ăn đặc sản riêng. Nếu bạn muốn nếm thử đặc sản của miền Tây thì hãy tranh thủ ghé đây vào dịp tết này nhé.
Theo Báo Du Lịch