x
THÀNH VIÊN
Facebook login
Google login
x
ĐĂNG KÝ
Facebook login Google login
Hủy
x
Quên mật khẩu
Hủy

Thông Tin

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hạt điều có thể chạm mốc 4 tỷ USD

Hạt điều thô

Chuyên gia Kinh tế Vũ Thị Đào – Viện Kinh tế Tài chính dự báo, năm 2019, ngành điều Việt Nam sẽ bước qua chu kỳ phát triển mới, với kim ngạch xuất khẩu có thể chạm mốc 4 tỷ USD.

Thiếu nguyên liệu chế biến:

danocadoChé biến hạt điều xuất khẩu.
Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 11/2018, hạt điều Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (gần 37% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều) với 123.565 tấn, tương đương 1,14 tỷ USD.

Thị trường lớn thứ 2 là Trung Quốc (chiếm 13% trong tổng lượng và tổng kim ngạch) đạt 44,810 tấn, trị giá 392,65 triệu USD. Tiếp đến là thị trường Hà Lan (chiếm 12%), thị trường Anh (chiếm 4%), thị trường Đông Nam Á (chiếm 3%)…

Chuyên gia Vũ Thị Đào cho rằng, sở dĩ ngành điều Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới là do các doanh nghiệp làm chủ được công nghệ chế biến. Đây có lẽ là ngành hàng duy nhất mà Việt Nam có thể xuất khẩu được thiết bị và công nghệ. Nhiều thiết bị do doanh nghiệp cơ khí Việt Nam sản xuất ở hầu hết các công đoạn chế biến (phân loại, hấp, tách, bóc vỏ lụa…) đều được đánh giá ngang bằng hay ưu thế hơn so với thiệt bị nhập khẩu…

Chính nhờ tự động hóa ở hầu hết các khâu nên chi phí nhân công trong ngành điều giảm, năng suất lao động tăng. Với kim ngạch xuất khẩu điều đạt 3,4 tỷ USD năm 2018 (chiếm khoảng 60% thị phần xuất khẩu điều nhân toàn cầu), Việt Nam vẫn duy trì vị trí số 1 thế giới về chế biến và xuất khẩu điều nhân năm thứ 13 liên tiếp.

Tuy nhiên theo bà Đào, mặc dù được Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất quan tâm và cũng đã đạt được những thành công nhất định, nhưng hiện nay ngành điều Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi tốc độ tăng trưởng về sản xuất (trồng trọt) chưa theo kịp với tăng trưởng của ngành chế biến.

“Một nghịch lý của ngành điều đã nhiều năm nay là càng xuất khẩu nhiều thì càng nhập nhiều, do không đủ nguyên liệu để chế biến. Hơn nữa, ngành điều Việt Nam đang bị mất cân đối nghiêm trọng giữa năng lực chế biến và sản lượng sản xuất nội địa tạo ra nguy cơ lãng phí đầu tư, kém hiệu quả trong khai thác, chế biến, tăng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng phá sản của các doanh nghiệp yếu (tính chung trên phạm vi cả nước, có khoảng 80% nhà máy, cơ sở chế biến điều đã tạm dừng hoạt động).

Trong khi đó, diện tích trồng điều ngày càng bị thu hẹp, phần lớn diện tích trồng điều phân bố ở vùng sâu, vùng xa, chưa được quan tâm đầu tư thâm canh đặc biệt là tưới nước, quản lý sâu bệnh, bón phân, liên kết sản xuất và chế biến sâu còn hạn chế…”, bà Đào phân tích.

Không chỉ riêng chất lượng điều thô nhập khẩu có vấn đề, việc mua điều thô hiện nay rất phức tạp, nhất là tình trạng “xù” hợp đồng. Tình trạng doanh nghiệp Việt Nam sang mua nguyên liệu, đặt cọc tiền trước cho người bán hàng nhưng rồi không nhận được hàng và cũng mất luôn cọc hoặc giao hàng chất lượng quá kém đã không còn hiếm hoi, đó là chưa nói bị tắc ở các cảng khiến chất lượng sản phẩm giảm…

danocadoNgành điều Việt Nam đang bị mất cân đối nghiêm trọng giữa năng lực chế biến và sản lượng sản xuất. Ảnh: TL.

Xuất khẩu năm 2019: Nhiều triển vọng


Nói về các yếu tố tác động đến thị trường xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong năm 2019, theo bà Đào, thị trường nhập khẩu điều thô nhiều nhất của Việt Nam vẫn là các nước vùng Tây Phi và Bờ Biển Ngà, trong khi các nước này đang có chủ trương xây dựng chế biến nhân điều tại chỗ, kể cả việc lôi kéo chuyên gia từ Việt Nam cũng như mua thiết bị và công nghệ từ Việt Nam. Từ nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho Việt Nam, các nước này cũng dần trở thành những đối thủ cạnh tranh lớn bởi tận dụng được lợi thế nguồn nguyên liệu sẵn có. Xu thế của các nước này có thể sẽ là hạn chế xuất khẩu điều thô thông qua đánh thuế 10%, rồi sẽ tiến đến việc cấm xuất khẩu điều thô, như cách mà Việt Nam đã từng làm hơn 20 năm trước.

“Hiện tại, một trong những đối thủ lớn của ngành điều Việt Nam là Ấn Độ cũng đang rơi vào tình trạng khó khăn nhất thời tương tự. Bên cạnh đó, khi nguồn cung thế giới được dự báo tăng, các nhà cung ứng điều Ấn Độ cũng sẽ rơi vào khủng hoảng và dần từ bỏ cuộc chơi do không thể cạnh tranh với các sản phẩm điều chế biến của Việt Nam, không cạnh tranh nhập khẩu nguyên liệu từ châu Phi, sẽ giúp ổn định giá điều nguyên liệu trong thời gian tới”, bà Đào dự báo.

Cũng theo bà Đào, hiện nay hạt điều xuất sang Mỹ có mức thuế 0%, khi TPP có hiệu lực thì mức thuế này vẫn giữ nguyên. TPP sẽ mang lại giá trị nhiều hơn nữa về mặt vo hình cho ngành điều Việt Nam về mặt thương hiệu, giá trị hạt điều Viẹt Nam… Đặc biệt, người tiêu dùng, doanh nghiệp Mỹ sẽ biến nhiều hơn về hạt điều Việt Nam, từ đó sẽ tăng cường nhập khẩu, đầu tư cho ngành điều hơn nữa.

Dự báo về sản lượng cung ứng hạt điều Việt Nam đến năm 2020, bà Đào cho rằng, Việt Nam vẫn chiếm ưu thế trên trường quốc tế, được tín nhiệm bởi ngay cả các nhà nhập khẩu khó tính nhất như Mỹ, EU… Triển vọng xuất khẩu cho doanh nghiệp điều vẫn mở rộng, doanh nghiệp nên tận dụng được lợi thế để có thể tìm kiếm được những cơ hội thuận lợi từ các nhà nhập khẩu Mỹ, EU… mang lại hiệu quả đầu tư cao.

"Dự báo năm 2019, ngành điều Việt Nam sẽ bước qua chu kỳ phát triển mới, với kim ngạch xuất khẩu có thể chạm mốc 4 tỷ USD. Và để giữ được vị thế là nước xuất khẩu hạt điều số 1 thế giới, ngành điều phải chuyển theo hướng giảm lượng tăng chất, tức là bán với số lượng ít nhưng giá bán phải cao hơn. Mỹ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục là các thị trường nhập khẩu điều Việt Nam lớn, trong đó Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm từ 35-40% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của ngành điều Việt Nam...”, bà Đào cho biết.

Theo Hương Giang Thế giới tiếp thị

SẢN PHẨM MỚI

Call:0972.00.88.78

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hạt điều có thể chạm mốc 4 tỷ USD

Chuyên gia Kinh tế Vũ Thị Đào – Viện Kinh tế Tài chính dự báo, năm 2019, ngành điều Việt Nam sẽ bước qua chu kỳ phát triển mới, với kim ngạch xuất khẩu có thể chạm mốc 4 tỷ USD.