x
THÀNH VIÊN
Facebook login
Google login
x
ĐĂNG KÝ
Facebook login Google login
Hủy
x
Quên mật khẩu
Hủy

Thông Tin

Đặc Sản Tết - Về Bình Liêu Xem Dân Làm Miến Dong Đông Như Trẩy Hội

Trên những cánh đồng dong riềng xã Húc Động - xã khó khăn của huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) - người đào củ, gọt rễ, đóng bao... đông như trẩy hội. Men theo dòng suối hạ nguồn thác Khe Vằn, Sú Cáu chảy qua bản làng, chỗ nào cũng thấy những bao tải đựng dong chờ người đến rửa củ...

Húc Động vào mùa nhộn nhịp nhất trong năm – mùa thu dong riềng và làm miến phục vụ Tết. Miến dong Bình Liêu là một trong những mặt hàng nông sản từ lâu đã được người tiêu dùng biết đến. Dưới bóng dãy núi Cao Ba Lanh (địa danh được ví như nóc nhà của vùng Đông Bắc) có nhiều bản làng trồng dong riềng, nhưng nơi trồng nhiều nhất và có nhiều cơ sở sản xuất miến dong nhất vẫn là xã Húc Động.

danocadoDiện tích trồng dong riềng ngày càng mở rộng trên địa bàn xã Húc Động.

danocadoCủ dong sau các công đoạn xay bột, lọc, tráng, cắt sợi rồi được mang phơi khô dưới nắng.

Đã vào cuối vụ, nhưng những thửa ruộng dong của đôi vợ chồng trẻ Trần A Chính – Trần Thị Sẹc (thôn Mó Túc, xã Húc Động) vẫn gần như nguyên vẹn. Sẹc bảo, vì là năm đầu tiên trồng giống dong mới nên vợ chồng Sẹc muốn để đến cuối vụ mới thu hoạch xem dong phát triển hết cỡ ra sao.

Theo ông Hoàng Xuân Đại - Chủ tịch UBND xã Húc Động, hiện nay tổng diện tích trồng dong riềng của cả xã là 89,6ha. Năm 2017, nhiều hộ đã bỏ trồng một số cây khác để chuyển đổi sang trồng dong riềng, nên diện tích đã tăng thêm gần 20ha. Điều này cho thấy cây dong riềng ngày càng hấp dẫn bà con dân tộc thiểu số ở đây.

Từ một sản phẩm sản xuất theo phương pháp thủ công và chỉ phục vụ cho bữa ăn gia đình, ít được đem bán, từ năm 2007 - 2008, huyện Bình Liêu đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền thương hiệu “Đặc sản miến dong Bình Liêu”. Hiện, nhiều cơ sở chế biến miến trên địa bàn huyện đã có bao bì, mẫu mã, mã vạch riêng cho sản phẩm của mình.

danocadoChị Trần Thị Sẹc thu hoạch củ dong vào cuối vụ.

Mới đầu tư mua máy móc để mở cơ sở sản xuất miến dong từ đầu năm 2017, nhưng đến cuối năm, anh Trần A Khàu (thôn Mó Túc, xã Húc Động) đã nhận được những tín hiệu đầy triển vọng. “Trước làm thủ công cả năm chỉ được vài ba tấn miến, nhưng từ khi đầu tư máy móc đến nay đã sản xuất được hơn 10 tấn rồi. Miến cũng sạch hơn, đẹp hơn nên làm ra đến đâu bán hết đến đó” – anh Khàu phấn khởi nói.

Chỉ riêng xã Húc Động, đến nay đã có hơn 10 cơ sở sản xuất miến bằng công nghệ máy móc. Các sản phẩm miến dong Bình Liêu đã được đóng gói, có nhãn mác với đầy đủ thông tin về thành phần dinh dưỡng, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc hoàn thiện về quy trình sản xuất hàng hoá đã giúp sản phẩm miến dong Bình Liêu ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Ngoài ra, huyện Bình Liêu cũng thường xuyên đưa sản phẩm miến dong đi tham gia các dịp hội chợ nông sản Quảng Ninh. Qua các kỳ hội chợ Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), sản phẩm miến dong luôn được khách hàng tới tìm mua nhiều nhất trong gian hàng của huyện Bình Liêu.

danocadoĐóng gói sản phẩm.

danocadoAnh Trần A Khàu với sản phẩm miến dong do cơ sở gia đình anh sản xuất.

danocadoCủ được đóng bao ngay tại ruộng để chuẩn bị mang bán cho những cơ sở sản xuất miến.

Theo nguồn Dân Việt

SẢN PHẨM MỚI

Call:0972.00.88.78

Đặc Sản Tết - Về Bình Liêu Xem Dân Làm Miến Dong Đông Như Trẩy Hội

Trên những cánh đồng dong riềng xã Húc Động - xã khó khăn của huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) - người đào củ, gọt rễ, đóng bao... đông như trẩy hội. Men theo dòng suối hạ nguồn thác Khe Vằn