MENU
WEB SEO MARKETING

Những Đặc Sản Nổi Tiếng Trà Vinh Mang Đậm Chất Nam Bộ

4.96 (99.15%) 3742 votes

Những đặc sản của Trà Vinh được Sản Phẩm Đặc Sản tổng hợp sẽ giúp bạn được trải nghiệm hết hương vị truyền thống mang đậm nét nam bộ nào chúng ta cũng tìm hiểu nhé !

Bún nước lèo

Món đầu tiên khi đặt chân đến vùng đất Trà Vinh chúng ta hãy nhớ ngay đến món bún nước lèo

Đây là món ăn khá phổ biến của các tỉnh miền Tây thế nhưng bún nước lèo Trà Vinh nhờ vào nguyên liệu độc đáo đã trở thành món bún nước lèo ngon nhất nhì miệt thứ. Bún nước lèo Trà Vinh nổi tiếng nhờ được nấu bằng mắm bò hóc. Một tô bún nghi ngút khói với miếng heo quay dai béo, cá lóc và nấm rơm ngọt thơm ăn kem rau ghém làm người ta cứ muốn ăn mãi không thôi.

Về nguyên liệu mắm bò hóc, người Trà Vinh dùng các loại cá đồng thịt ngọt ít xương trộn cùng gia vị và cơm nguội. Nén chặt trong hũ kín rồi cất kỹ hơn nửa năm là đã có thể đem ra nấu nước lèo.

Món ăn pha trộn giữa văn hóa ẩm thực 3 vùng miền Kinh – Hoa – Khmer này đã thu hút biết bao du khách dừng chân và ăn cho tận mặt một tô bún nước lèo Trà Vinh.

Dừa sáp

Dừa sáp là đặc sản của xứ dừa Bến Tre và Trà Vinh

Dừa sáp là đặc sản chỉ trồng duy nhất ở Trà Vinh nổi tiếng là dừa sáp cầu kè. Và đây cũng là loại dừa có giá thành cao nhất Việt Nam hiện nay.

Dừa sáp Trà Vinh có vẻ ngoài như các loại dừa bình thường. Tuy nhiên khi bổ ra bên trong là phần sáp dẻo trắng ngần. Người sành ăn thường nạo sáp ra trộn thêm đường, sữa, đá bào làm có một ly sinh tố dừa sáp mát lạnh rồi.

Thực tế không phải cây dừa sáp nào cũng cho ra quả sáp. Vì có khi cả quài dừa thì 2, 3 quả dừa sáp thì đã là “bội thu” rồi. Và cũng chỉ có người trồng dừa lâu năm mới có thể phân biệt giúp bạn quả nào có sáp hay không mà thôi.

Chù ụ

Chù ụ gần giống con cua đồng, là món đặc sản miền Tây, có nhiều ở vùng Trà Vinh, Bạc Liêu

Chù ụ là một loài giáp xác có nhiều ở Trà Vinh và không hề kém cạnh ba khía về độ ngon.

Nói về tên gọi có lẽ do trên mai chúng có hằn những hoa văn về một gương mặt không vui nên mới có tên chù ụ. Loài này rời khỏi hang chỉ sống tầm một ngày nên phải chế biến nhanh kẻo mất ngon. Chù ụ lột vỏ (chù ụ cốm) vào tháng 2 tháng 3 (âm lịch) đây là lúc thịt thơm ngon, béo và có thển ăn luôn cả vỏ.

Chù ụ có thể chế biến thành các món nướng, luộc, rang me, hấp bia, làm mắm…. Nếu có dip ghé Trà Vinh thì tiện tay đừng quên vài hũ mắm chù ụ dân dã về làm quà nhé.

Bánh tét cốm dẹp

Bánh tét là vật phẩm truyền thống của bà con miền Nam bên cạnh bánh chưng

Bánh tét cốm dẹp là món ăn sinh ra từ sự giao thoa văn hóa và sáng tạo không ngừng nghỉ trong ẩm thực của người dân Trà Vinh.

Bánh được gói bên ngoài bằng nhiều lớp lá chuối xiêm và to chùng nắm tay. Món bánh trở thành đặc sản có một không hai bởi vỏ bánh được gói bằng cốm dẹt. Những mảnh cốm trong dẹt được trộn vói nước cốt dừa rồi trộn và bắt nhân lúc còn nóng. Nhân bánh thường có hai loại: đậu xanh, dừa. Bánh tét cốm dẹt Trà Vinh không nấu theo cách truyền thống mà hấp cách thủy tầm 1 2 tiếng đồng hồ.

Bánh tét cốm dẹt khi chín có mùi thơm của nếp, phần vỏ bánh mềm mịn dai không gây ngán cho người thưởng thức. Bánh tét cốm dẹt còn là một trải nghiệm về món ăn độc đáo cho du khách mỗi khi có dịp về Trà Vinh.

Mắm bò hóc

Mắm bò hóc - Đặc sản của người Khmer ở Trà Vinh

Món mắm mà thoạt nghe tên ai cũng tưởng chừng như có nguyên liệu thịt bò nhưng thật ra không phải. Mắm bò hóc là món của người Khmer tên gọi prohoc hay prahok. Nguyên liệu chính là cá đồng bỏ đầu rồi ngâm nước muối. Những con cá vùa trương lên được đem phơi khô ép bỏ nước. Tất cả trộn cùng muối và cơm nguội nén chặt từ 4 – 6 tháng là đã có thể mang ra thưởng thức.

Mắm bò hóc là nguyên liệu không thể thiếu trong các món nước miền Tây như: bún nước lèo, bún mắm, bún num bò chóc…. Ngoài ra bạn cũng có thể thưởng thức mắm sống bằng cách trộn chanh, tỏi, đường… ăn kèm rau sống là đảm bảo không chê vào đâu được.

Bánh canh bến Có

Từ một quán ăn nhỏ ở chân cầu, bánh canh Bến Có với cái tâm của người làm ra chúng đã trở thành món ăn quen thuộc vói nhiều người hơn 20 năm nay.

Tinh túy của bánh canh Bến Có nằm ở sợi bánh và nước dùng. Bột bánh được làm từ lúa mùa nhưng phải là lúa cũ. Thứ lúa này cho sợi bánh dai, mềm và dù nước dùng có nóng thì cũng không bị nở ra. Nước dùng chủ yếu nấu từ xương heo ninh kỹ nên ngọt thấu cả tâm can. Tô bánh canh Bến Có không rau chỉ ăn kèm giá, điểm thêm là tim, gan, cật, lòng chấm với nước mắm có vài lát ớt là ngon nhất.

Có lẽ bia quyết chính làm nên độ ngon của món này là nguồn nguyên liệu sạch. Đến cách chế biến cũng vô cũng sạch sẽ nên khiến bánh canh Bến Có thêm ngon hơn là vậy.

Bún suông

Bún suông món ngon Trà Vinh

Tên gọi bún suông hay bún đuông có lẽ xuất phát từ nguyên liệu tạo ra chúng. Đó là phần chả tôm được nặn thành hình như những con đuông dài. Những con tôm tươi được quết nhuyễn nên du khách chỉ cần cắn nhẹ là cảm nhận được vị dai ngon hết cỡ. Nước bún suông nấu từ xương heo có thêm tương hạt và me tạo mùi thơm thoang thoảng và vị chua nhẹ rất đặc trưng.

Bún suông còn đặc biệt hơn các món bún khác ở chỗ dùng bún khô để chế biến. Cả phần gia vị cho thực khách tự nêm nếm cũng ngon đến lạ. Từ lọ ớt tươi, đậu phộng rang hay mắm ruốc xào tỏi và nếp dẻo khiến món bún suông càng thêm đậm đà.

Để thêm phần hấp dẫn người Trà Vinh thường thêm vài lát thịt ba chỉ, chả cá, rau sống.

Cháo ám

Cháo ám là món ăn chỉ có ở Trà Vinh

Đâu ai ngờ món cháo mà ngày xưa mẹ chồng thử tài dâu đảm lại trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều nàng dâu. Cũng bởi món này đòi hỏi người nấu phải đủ tinh tế và khéo léo thì mới ngon được. Để rồi từ đó người ta cứ nhắc mãi về món cháo ám Trà Vinh.

Cháo ám dùng nước luộc cá để nấu. Khi nhừ thì cho thêm củ hành nướng, tôm và khô mực nướng tăng thêm độ thơm ngon. Nồi cháo ám còn bắt mắt người khác bởi màu vàng từ trứng cá đánh nhuyễn.

Cháo ám ăn cũng mắm tôm cũng các loại rau: rau đắng, giá, bắp chuối…. Tùy vào sở thích mà mỗi người có cách thưởng thức cháo ám khác nhau.

Nước mắm rươi

Nước mắm rươi hay còn gọi là nước mắm ngự - Là một đặc sản nổi tiếng của người Trà Vinh

Rươi hay còn gọi là rồng đất xuất hiện nhiều ở vùng tiếp giáp nước mặn và nước ngọt. Rươi có thể chế biến thành rất nhiều món ăn: chả rươi, nước mắm rươi…. Lại nói về nước mắm rươi thì đây là đặc sản độc nhất vô nhị ở miệt Duyên Hải – Trà Vinh.

Làm nước mắm rươi cũng rất đơn giản mỗi tội chỉ mất nhiều thời gian. Những con rươi đỏ như máu không cần rửa sạch được mang đem ủ từ 3, 4 tháng mới có thể dùng được. Trung bình 2 thùng rươi hòa cũng 8 lít muối hột và 20 lít nước là cho ra mẻ nước mắm hoàn hảo. Người kỹ tính có thể ủ 8, 9 tháng để nước mắm đạt độ đạm cao và ngon nhất.

Nước mắm rươi Trà Vinh có màu vàng mật ong, vị đậm đà. Ngày xưa loại nước mắm ngon hảo hạng này từng được tiến vua nên thỉnh thoảng vài người vẫn gọi đây là nước mắm ngự.

Trái quách

Trái quách có nhiều ở Trà Vinh nhưng không thông dụng trên thị trường

Quách là một loại cây rất kén đất và hình như chỉ có mặt ở khu vực miền Tây mà nhiều nhất là ở Trà Vinh. Người dân nơi đây trồng quách thu hoạch quả hàng năm và xem chúng như một cái dù lớn để che mát vườn nhà.

Mùa quách ra trái thường vào tháng 10 – 11 hàng nằm đến khoảng tháng Chạp là quách bắt đầu rụng. Vì trái có vỏ cứng và sần này xem ra sao mà giống sầu riêng đến lạ. Khi chín thì chỉ tự rụng mới ngon, còn mùi vị chỉ nhưng ai ăn được mới có thể cho là “thơm”.

Trái quách nhặt vào phải phơi 2 3 nắng đến khi vỏ mốc trắng và thơm ngào ngạt là ăn ngon nhất. Quách chín có màu nâu như me chín, có vị chua nhẹ và hương thơm cứ quấn quanh mũi. Người ta có thể ăn ngay, dầm đá đường để tận hưởng được hết thi vị của loại quả độc đáo này.

Loi choi sả ớt

Loi choi xào sả ớt là món ăn gây nghiền của người Trà Vinh

Loi choi là thứ đặc sản nổi tiếng của Trà Vinh mà mới nghe qua không phải ai cũng hình dung được. Hỏi ra thì mới biết loi choi có thân trắng, dài 20 cm và thuôn như chiếc đũa.

Sinh vật này thường sống ở bãi bồi, cồn đất tuy nhiên rất ít. Và không phải lúc nào cũng bắt được nên loi choi ngày càng hiếm hơn. Loi choi đem xào sả ớt là ngon nhất. Những con loi choi được rửa sạch, ướp muối rồi xào nhanh trong chảo tỏi ớt. Dĩa loi choi sả ớt phả ăn khi còn nóng là ngon nhất.

Vị cay nồng của tỏi ớt cùng lớp mỡ béo nguậy của loi choi làm người ta không sao quên được bữa ăn miền quê đạm bạc mà nồng hậu này.

Tôm khô Vĩnh Kim

Tôm khô vĩnh kim trà vinh

Tôm khô Vĩnh Kim được lòng du khách nhờ màu đỏ tự nhiên cùng vị ngọt ngon hết cỡ. Đây cũng là nơi duy nhất ở Trà Vinh làm tôm khô hoàn toàn từ tôm tự nhiên.

Tôm khô luộc đúng lửa, phơi đủ nắng nên tôm rất khô và không bị vụn. Những con tôm còn nhảy anh tách được mang về chỉ xốc với xíu muối nên tôm khi khô có vị mặn vừa phải. Vì nguồn nguyên liệu tự nhiên ngày càng hiếm và cũng không phải loại sản xuất đại trà nên tôm khô Trà Vinh có giá thành khá cao. Tuy nhiên vì chất lượng tuyệt hảo mà người ta không tiếc hầu bao mà mua về làm thức ăn dùng dần hoặc quà biếu người thân với tất cả sự trân trọng.

Củ cải muối Cầu Kè

Củ cải muối Cầu Kè là một trong các đặc sản Trà Vinh nổi tiếng

Củ cải muối hay sá pấu là một trong những món ăn ngon có tiếng của Trà Vinh. Đây là món ăn được hình thành và phát triển bởi một gia đình người Hoa.

Làm củ cải muối Cầu Kè rất tốn công sức. Từ khâu ủ muối đến phơi nắng 5, 7 hôm, ngày nào cũng phải trải ra, hết nắng lại dọn vào. Rồi phải tỉa tót cho đẹp mắt mới cho vào lu để tạo mùi thơm. Củ cải muối có thể trộn giấm đường, kho thịt, nấu canh đậu hũ non, chiên với trứng hay gỏi củ cải muối tôm thịt… món nào cũng hấp dẫn vô cùng.

Củ cải muối lúc đầu chỉ đơn thuần là muốn bảo quản lại dùng lâu dài. Nhưng dần dần vì sự độc đáo và hương vị đậm đà đã trở thành món ăn quen thuộc của rất nhiều người.

Chả hoa Năm Thụy

Chả hoa Năm Thụy Trà Vinh

Nem chả là món ăn quen thuộc của miệt vườn sông nước. Cùng với sự sáng tạo không ngừng nghỉ người Trà Vinh đã sáng tạo ra món chả hoa. Không đơn thuần như các loại chả thông thường. Chả Hoa Năm Thụy khi cắt ra có hình bông hoa khiến ai cũng no mắt ngắm nhìn.

Chả Hoa có năm màu sắc từ các nguyên liệu tự nhiên. Thứ chả đẹp mỹ miều này là sự kết hợp từ cái beo béo của trứng muối, dai giòn của da heo và nấm mèo, ngọt của thịt quết và cái thơm ngon của lớp trứng vàng ngoài cùng…Tất cả hòa quyện lạ tạo thành một bữa tiệc hương sắc trên bàn ăn.

Chả Hoa thường có hai hình dạng là hình trụ và con cá. Với lợi thế ngon, sạch chả Hoa thu hút rất nhiều du khách và góp phần làm phong phú thêm cho ẩm thực Việt Nam.

Cháo cá khoai

Cá khoai đặc sản vùng biển Trà Vinh

Cá khoai vốn quen thuộc với bà con miền Tây. Thứ cá có mình trong suốt này có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Cá khoai còn tươi, mang còn đỏ mà đem nấu cháo là đúng bài nhất.

Cá khoai được làm sạch nhưng giữ lại dạ dày vì rất giòn, béo. Nấu cháo cá khoai cũng phải rất khéo léo vì thịt cá bở và nhiều nước. Thêm nữa cháo cá khoai cho ít gạo cá nhiều nên gần như không nêm nếm gì nhiều. Múc từng vá cá khoai vào chén rắc thêm xíu tiêu hoặc sành ăn cho thêm nước cốt dừa. Cháo cá khoai ăn kèm rau đắng, cải xanh…nước mắm trong.

Món cháo cá khoai tuy dân dã nhưng làm say lòng không biết bao nhiêu thực khách có lẽ là thứ sản vật quý báu mà thiên nhiên ban tặng cho Trà Vinh.

Bánh ú Đa Lộc

Bánh gio món quà quê gây thương nhớ cho bao người

Không biết có mặt từ khi nào nhưng nhắc đến bánh ú Đa Lộc, người Trà Vinh xem chúng như một phần không thể thiếu của mảnh đất đa văn hóa này.

Bánh ú Đa Lộc được gói từ những nguyên liệu rất quen thuộc như nếp, rau ngót, thịt mỡ, đậu xanh. Người Đa Lộc cùng với đôi bàn tay khéo léo đã uốn nắn những chiếc bánh ú nằm gọn trong lá chuối xanh. Bánh ú khi chín có màu vàng cánh gián điểm phớt xanh. Bên trong là lớp vỏ nếp dẻo mịn, nhân đậu xanh bùi cùng thịt mỡ béo thơm.

Người ta tìm về bánh ú Đa Lộc không chỉ vì ngon. Mà đâu đó trong từng miếng bánh họ thấy thấp thoáng hình ảnh những bà, những mẹ… khéo tay bên góc bếp sau nhà.

Bánh tét Trà Cuôn

Bánh tét là vật phẩm truyền thống của bà con miền Nam bên cạnh bánh chưng

Bánh tét là thứ gắn liền với hình ảnh ngày Tết ở miền Nam. Đa phần thường bắt gặp bánh tét nhân đậu, nhân mỡ, nhân chuối. Thế nhưng ở Trà Vinh lại có loại bánh tét mà khi nói tới ai cũng muốn mua ngay vài đòn về ăn cho đã thèm.

Bánh tét Trà Cuôn gói bằng nếp sáp nên độ dẻo thơm là khỏi bàn. Màu xanh của nếp được nhuộm tự nhiên từ rau bồ ngót. Theo chia sẻ của những người chuyên gói bánh thì nếp sau khi gút nước được gói liền nên bánh tét Trà Cuôn có thể để ngoài 5 – 7 ngày không hư.

Đặc biệt nhân bánh tét gồm thịt mỡ, đậu xanh và nhiều người mê thứ trứng muối béo mịn, tan ngay trong miệng. Mà phần nhân còn nhiều hơn cả phần bánh nên ăn bao nhiêu khoanh bánh mà vẫn chưa hề thấy ngán.

Theo vietflavour

Chú ý:
  • Xin vui lòng bấm nút đặt hàng
  • Sản phẩm đặc sản chỉ bán online và giao hàng tậng nơi, không bán trực tiếp